"Chiếc áo choàng trắng hay gọi là áo Blu (blouse) được bắt đầu sử dụng cuối thế kỹ thứ 18 đầu thế kỹ 19 trong các cơ sở như phòng thí nghiệm, phòng hóa chất, sản xuất dược và trong ngành y được xem như đồ bảo hộ lao động nhằm mục đích phòng ngừa sự lây truyền hóa chất, mầm bệnh vào cơ thể
Theo thời gian nó không ngừng được mọi người, mọi ngành thay đổi kiểu (style), cách (model) cho phù hợp với công việc ,đồng thời mang tính thẩm mỹ ,cho đến ngày nay thì chiếc áo Blu cũng không còn là sở hữu của các ngành nghề nói trên nữa ,mà nó đã được sử dụng rộng rãi ví như nghề sửa chửa máy tính ...
Trong quan niệm xã hội đã ngộ nhận chiếc áo Blu và người thầy thuốc, điều này cũng không có gì là lạ, vì có lẽ người thầy thuốc là người sớm được khoát chiếc áo blu so với các ngành nghề khác ,chiếc áo blu cũng đã xuất hiện ở Việt nam cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ ,chiếc áo được đến cùng với các nhà Bác học lổi lạc như Alexandre Yersin.
Rồi chiếc áo choàng trắng đi vào chiến trường với bao cuộc chiếc tranh đẩm máu của đất nước, hình ảnh chiếc áo Blu đã trở thành biểu tượng cho lòng nhân ái yêu người, cứu người của ngành y tế.
Và đương nhiên từ đó xã hội lại một lần nữa coi chiếc áo Blu như hình ảnh của sự cao đẹp và trong sáng của nghề y, và cũng từ đó mỗi người làm trong nghề y coi như niềm tự hào vào trách nhiệm khi khoát áo Blu lên trên người.
Rồi cũng từ đó, ở Việt nam một số nhà quản lý lại tự bắt buộc cho chiếc áo Blu phải được xem là trang phục bắt buộc cho người nghề y mặt, và đôi khi là lạm dụng không đúng mục đích, nhìn nhiều lúc rất nực cười và lố bịch khi một vị đến một hội nghị khoác trên mình một chiếc áo Blu, có lần chúng tôi đến một hội thao ngành y ,đến nơi bị mọi người chê trách và đòi bị trừ điểm vì không mặc đồng phục nghề y mà mặc véc tông đến dự thi, nhưng rồi cái gì đúng nó vẫn cứ đúng ,một vị thiếu tướng trong buổi tiệc ông ấy nói "các cậu mặc như thế này là rất đẹp rất hợp với không khí này" và không quên đề nghị với cơ sở của ông là lần sau mọi người phải ăn mặc đẹp và gọn gàng chứ không nhất thiết phải lúc nào cũng chiếc áo Blu .vậy đó chiếc áo Blu có cái đẹp cái trang trọng nhưng mặc không đúng lúc không đúng nơi cũng phản cảm lắm!
Có thể nói bộ trang phục công tác hiện nay cũng chỉ vừa được thay đổi ,trước đây kiểu cách rất xấu, tuy nhiên nó cũng đang và đã không vượt được giới hạn của cái suy nghĩ là bắt buộc thế này thế nọ ,vì vậy mà người thiết kế cũng khó lòng mà thay đổi được nhiều chi tiết trên thân áo ,đã có rất nhiều mẫu áo được thiết kế cho phù hợp với điều kiện công việc, khí hậu ,thời tiết nhưng vẫn chưa có sự thống nhất .
Sự thật về những chiếc áo Blu và nguy cơ tiềm ẩn
Chưa có một nghiên cứu nào, đánh giá nguy cơ tìm ẩn của chiếc áo Blu nhưng trên quan sát thực tế, chiếc áo Blu là nguy cơ lây truyền mầm bệnh, ai đã từng đang và đã công tác tại các cơ sở y tế thì biết rõ, khi quan sát chúng tôi thấy hầu hết các cơ sở y tế hiện nay quần áo Blu ( bảo hộ lao động) gần như việc cấp sử dụng là rất hạn chế mỗi năm một nhân viên được cấp 2 bộ quần áo ,còn một số cơ sở hay sinh viên học sinh có khi do tự cung cấp nên có nhân viên chỉ có 01 bộ quần áo duy nhất,màu sắc của quần áo Blu trắng thường ngã sang màu "cháo lòng" đây là thực tế, còn việc giặt có lẽ không thường xuyên và rất hạn chế, đặt biệt các cơ sở điều trị truyền nhiễm hay chăm sóc điều trị người bệnh truyền nhiễm vẫn chưa thực hiện được quy trình sử dụng quần áo Blu cách ly ! do vậy nếu mang quần áo Blu ra làm xét nghiệm chắc không tránh khỏi hàng tá loài vi trùng sống bám trên quần áo ,đây sẽ là nguy cơ tìm ẩn trong việc nhiễm trùng bệnh viện, không những chỉ vậy, do thiết kế một số chi tiết không phù hợp trên thân áo: như tay dài, thân áo rộng,trên áo quá nhiều chi tiết đây là cơ hội quần áo có nguy cơ tiếp xúc và nơi lưu trú các mầm bệnh, và cũng do những chi tiết này mà khi thực hành các quy trình có thể ảnh hưởng đến sự đảm bảo nguyên tắc vô trùng ,với những vấn đề đã nói liệu quần áo Blu có đảm bảo an toàn cho người bệnh trong các cơ sở y tế ngày nay !
Chiếc áo Blu được thiết kế nhiều túi?
Một trong những sự khác biệt lớn của chiếc áo Blu cổ và Blu ngày nay đó là được design rất nhiều túi, thường chiếc áo Blu BS được thiết kế 2 túi to rông ngang thắt lưng và một chiếc túi ngực bên trái, nhiều người cho rằng túi to để đựng ống nghe, nhưng trên thực tế thì có mấy BS dùng túi để dựng ống nghe đâu, phần lớn ống nghe được đeo trên vai.
Về nguyên tắc vô trùng trong thiết kế các thiết bị hay đồ trang bị trong y tế là càng đơn giản càng giảm nguy cơ trú ẩn mầm bệnh, vậy mà chiếc áo Blu được thết kế quá nhiều túi liệu có vi phạm vào nguyên tắc này không ?
Những dư luận và tiếng tăm của những chiếc túi và nạn phong bì ,! thời gian nhiều năm trở đây không ít giấy mực viết về vấn đề này, nhều người cho đây là một suy đồi của đạo đức y tế ,nhiều người khác cho rằng đây là vấn nạn của nghề y, vậy những chiếc túi to rộng ngang tầm thắt lưng liệu có là tội đồ của những vấn đề trên hay không ! nếu không có những chiếc túi to rộng kia thì phong bì được đút nhét vào đâu ,vậy việc design các chiếc áo Blu với những chiếc túi to rộng liệu có phù hợp hay tiện lợi cho công tác khám, chăm sóc và điều trị cho người bệnh hay ngược lại góp phần là điều kiện thuận lợi cho các "mầm bệnh" được phát huy tác dụng !
Mặc áo Blu
Nhiều người gọi cho một kiểu mặt áo Blu kiểu không cài nút, mặc áo sơ mi , đeo cà vạt đi thăm khám người bệnh rất oai phong lẩm liệt ,dùng một từ là phong cách "Tây".
Một số quốc gia đã cảnh báo và cấm mặc trang phục y tế theo kiểu này vì họ cho rằng đây là nguy cơ tìm ẩn trong việc lưu trú và lây truyền các mầm bệnh từ phía nhân viên y tế đến người bệnh ,đúng vậy khi chiếc áo Blu bản chất thực sự gọi là áo bảo hộ: nghĩa là bảo vệ cho nhân viên y tế che chắn mầm bệnh, chắc tiết bắn ra từ phía người bệnh, đồng thời cắt đứt các dây chuyền lây bệnh từ người bệnh này sang người bệnh khác thì liệu Kiểu ăn mặc theo phong cách tây có đảm bảo được điều trên hay không !
Khi chiếc áo Blu khoác trên người nhân viên y tế ngoài là chiếc áo bảo hộ thì nó cũng góp phần tạo nên hình ảnh lịch sự tử tế của người nhân viên y tế, phong cách mặc áo Tây " phanh ngực" liệu có còn mang lại vẻ đẹp hiền lành của người thầy thuốc hay không, liệu người bệnh có thấy phản cảm khi trông bộ dạng của vị đức cao vọng trọng trong phong cách " Tây" kia không !
Chiếc áo Blu màu trắng chứ không phải vàng "hoàng bào" mà tự cho mình quyền lực
Không biết tự bao giờ ở Việt nam nhiều nhân viên y tế khi khoát trên mình chiếc áo Blu, tự phong cho mình những quyền lực, người bệnh đến bệnh viện phải răm rắp tuân theo lệnh thầy thuốc, một y lệnh đúng là điều đương nhiên tuy nhiên người bệnh hiện vẫn chưa có quyền lựa chọn liệu pháp điều trị và quyết định cho mình ,người thầy thuốc khi khoác chiếc áo Blu vào thì mọi việc đều là đúng !, không những vậy, khi chiếc áo Blu khoác vào thì ,âm điệu của một số vị tự xem mình có quyền, bệnh nhân hay thân nhân có thể bị quát mắng và có thể bị đối xử theo kiểu cách người trên kẻ dưới , tôi thử xem lại từ các luật quy định thì không có một trang hay chương nào trong bộ luật việt nam quy định điều này ,mà có khi còn vi phạm một số điều là khác ,chiếu theo hiến chương quyền con người của hiệp hội thầy thuốc thế giới thì điều này vi phạm nghiêm trọng .Nhiều người tự biện bạch cho mình với lý do là quá tải là mệt mỏi là căng thẳng, điều này cũng chỉ là yếu tố tác động ảnh hưởng cứ không thể coi là nguyên nhân được ,phải chăng là do một cái lệ nào đó được lưu truyền ! nếu một ai đó đã từng là người bệnh thì không khỏi không khó chịu, áp lực quyền lực gây cho người bệnh rất nhiều khó chịu và hoang mang, không những vậy, người bệnh ở thời đại này nhiều lúc được " ban tặng" cho những " y lệnh" không thể tưởng tượng nổi: một cô gái ở độ tuổi xuân thì được ban cho một chiếc áo rách không cúc, hay một chiếc quần cũ rách hơ mông ,nhưng đành phải quên đi cái xấu hổ để mặc theo y lệnh !, hay giữa một đám động họ buộc lòng phải lỏa lồ thân thể để cho việc thăm khám hay làm một thủ thuật ,thật là đáng buồn cho chiếc Blu trắng quyền lực đen !
Chiếc áo Bu trắng nặng tựa chì và những áp lực
Ai cũng biết khi khoát lên mình chiếc áo Blu trắng là mỗi người phải mang cho mình một trọng trách nặng nề , đó là một nghĩa vụ cao quý mà nghề nghiệp đã ban tặng, nhưng trên thực tế không phải ai cũng thấm nhuần cái "gánh nặng " này, người ta thường nói có hai điều nên trách trong nghề y đó là : không biết mà làm và làm mà không biết !, sự thật nó vẫn cứ đang xảy ra đâu đó, đáng buồn là nhiều thầy thuốc đã coi đi làm là vì đồng tiền bát gạo mà bất chấp, và gây hậu quả không lường - tính mạng con người- ,một vấn đề khác khi khoát lên người chiếc áo Blu trắng bổng dưng trước mắt mọi người thầy thuốc và nhân viên y tế bỗng dưng bị xã hội coi là chiếc khóa khóa họ trong một khuôn khổ là thường, trên thực tế xã hội đang đòi hỏi người thầy thuốc rất nhiều vấn đề nhưng mặt khác cũng phải xem lại, liệu một thầy thuốc có quyền phản kháng lại thái độ và hành vi không mấy chấp nhận được của một số người họ đến viện họ đòi hỏi, họ chửi ,thậm chí họ bạo lực nhưng người thầy thuốc không có quyền chống đỡ, vì chống lại thì xã hội cho rằng ko có y đức, lạ thật!
Trên đây là những chia sẻ rất có ý nghĩa về lịch sử áo Blouse và những trải nghiệm xung quanh màu áo trắng rất gần gũi với nhân viên ngành Y. Hi vọng, các em sẽ sử dụng áo Blouse vừa mang tính thẩm mỹ, đặc trưng riêng, vừa đúng với mục đích "áo bảo hộ lao động".
Thành An - Khoa Điều dưỡng (Sưu tầm)