Thuyết trình là một kỹ năng mềm vô cùng quan trọng trong cuộc sống hiện đại, đây là một trong những môn học bắt buộc tại nhiều trường đại học, cao đẳng, nhằm mục đích trang bị cho sinh viên đầy đủ kiến thức và kỹ năng để có thể phát triển bản thân một cách nhanh nhất.
Kỹ năng thuyết trình không khó quan trọng là bạn có học hỏi và rèn luyện hàng ngày hay không. Để bài thuyết trình diễn ra tự nhiên và đạt được mục đích bạn cần chuẩn bị:
1. Sự tự tin
Tự tin là một loại vũ khí vô cùng lợi hại, giúp bạn có thể làm được tất cả mọi việc theo ý muốn. Để rèn luyện kỹ năng này bạn có thể tập diễn và nói trước gương tưởng tượng đang đứng trước nhiều người và bắt đầu thử bài thuyết trình của mình. Bạn có thể quay video bài diễn đó tự xem lại và nhờ bạn bè nhận xét từ đó rút kinh nghiệm. Nên tham gia các hoạt động tập thể nhiều để tập khả năng phản xạ trong các tình huống trước đám đông.
Để lấy sự tự tin, bạn hãy hít thật sâu và chia sẻ sự lo lắng với mọi người nếu như bạn hồi hộp trước khi thuyết trình, phương pháp này giống như làm cho bạn nói ra được nhẹ lòng đi vậy.
2. Hãy giao lưu với khán giả
Đừng chăm chăm đứng lên để đọc hay phụ thuộc quá nhiều vào giấy. Thay vào đó, bạn hãy đặt thật nhiều câu hỏi mở để khán giả tự nói chuyện với bạn và cuối cùng bạn là người chốt lại vấn đề. Thuyết trình không phải là một mình bạn nói, hãy hỏi khán giả để cùng thảo luận và tìm ra câu trả lời, khán giả được tương tác sẽ hào hứng vào bị hút vào bài nói chuyện của bạn.
3. Giọng nói và ngôn ngữ cơ thể linh hoạt biểu cảm trong khi thuyết trình
Diễn xuất là kỹ năng quan trọng trong thuyết trình, hay nó còn được gọi là thể hiện ngôn ngữ cơ thể. Một sai lầm chủ yếu trong thuyết trình đó là chúng ta quá tập trung vào nội dung bài viết mà quên mất điều này. Bạn hãy chú ý đến nụ cười, cười thật tươi, nhấn nhá giọng nói, biểu cảm cơ mặt, di chuyển đều hai bên cánh gà, trên và dưới sân khấu.
Bạn hãy sử dụng bàn tay của bạn, ánh mắt của bạn một cách khéo léo, sao cho khi nhìn vào ánh mắt của bạn, người nghe cảm nhận được nội dung mà bạn muốn chia sẻ cũng như sự chân thành từ bạn.
Tuyệt đối khi thuyết trình không nên sử dụng từ ngữ địa phương, tránh trường hợp người nghe không hiểu hết nghĩa hoặc cảm thấy khó chịu khi nghe, ngoài ra bạn cần lưu ý giọng phải có điểm nhấn trầm bổng có nhịp điệu. Tạo cảm xúc cho bài thuyết trình. Hãy khiến nó thành một bản nhạc có những nốt lên xuống trầm bổng chứ không phải việc tạo những nốt bằng bằng nhạt nhẽo.
4. Sử dụng các phương tiện hỗ trợ
Một bài thuyết trình có thể nhanh chóng trở nên nhàm chán và đơn điệu. Để tránh điều này, nên sử dụng các loại phương tiện bổ trợ khác nhau. Ví dụ: kết hợp video và hình ảnh trong Slide PowerPoint, sử dụng bảng trắng hoặc hiển thị điều gì đó thiết thực trên mô hình. Điều này sẽ làm tăng sự chú ý của khán giả và giữ chân họ cho đến khi buổi thuyết trình kết thúc.
5. Hạn chế sử dụng từ phụ
Để làm cho bài thuyết trình của bạn trôi chảy và tự tin nhất có thể, bạn nên tránh sử dụng các từ phụ như "ừm," "vậy", v.v. Đối với người nghe của bạn, những lời này truyền tải sự bất an, mất tự tin và sự chuẩn bị không đầy đủ về mặt nội dung cũng như hình thức.
6. Luyện tập trước nhưng đừng đọc thuộc
Để có một bài thyết trình diễn ra trôi chảy và suôn sẻ, bạn cần thực hành nhiều lần trước khi bước vào buổi thuyết trình chính thức. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát được thời gian, tốc độ nói và xác định những sự cố có thể xảy ra để bạn cảm thấy tự tin nhất khi bước lên sân khấu. Tuy nhiên, bạn nên tránh học thuộc bởi nó sẽ khiến bài thuyết trình trở nên dập khuôn, cứng nhắc và mất đi sự tự nhiên, hứng cho cho khán giả của mình.
7. Tương tác bằng mắt với khán giả
Tương tác bằng mắt là một kỹ thuật tinh tế nói lên sự tự tin của người thuyết trình. Trong quá trình thể hiện bài thuyết trình của mình, hãy cố gắng nhìn vào mắt khán giả để khán giả ngầm hiểu rằng bạn đang quan tâm và muốn giao tiếp với họ. Nghệ thuật giao tiếp này giúp bạn kiểm soát và thấu hiểu cảm xúc của khán giản, giúp khán giả tập trung hơn vào bài thuyết trình của bạn.
8. Chú trọng nội dung
Nội dung chính là một phần quan trọng trong bài thuyết trình, để người nghe hiểu rằng bạn đang nói về vấn đề gì. Đừng quá lan man, hãy chuẩn bị nội dung ngắn gọn và xúc tích và diễn tả những nội dung ấy bằng lời văn của mình. Có thể chuẩn bị trước nội dung và tập duyệt trước. Tham khảo ý kiến của mọi người về bài thuyết trình của mình để rút kinh nghiệm cho những lần thuyết trình tiếp theo.
Với 8 kỹ năng thuyết trình trước đám đông được chia sẻ qua nội dung bài viết trên đây, hy vọng bạn sẽ trang bị được cho mình những kỹ năng cần thiết để có một bài thuyết trình tự tin và thành công nhất.
Nguồn: Sưu tầm