Đưa thuốc vào cơ thể người bệnh bằng đường tiêm là một kỹ năng cơ bản và quan trọng của người điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh...
Nhận định chung
Đưa thuốc vào cơ thể người bệnh bằng đường tiêm là một kỹ năng cơ bản và quan trọng của người điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh. Có nhiều cách để đưa thuốc vào cơ thể người bệnh như: đường uống, đường tiêm (dưới da, trong da, bắp thịt, và tĩnh mạch) v.v... Mỗi đường tiêm có những lợi ích khác nhau tùy thuộc vào tính chất dược lý của thuốc đưa vào cơ thể và tình trạng bệnh của người bệnh. Tiêm/ truyền tĩnh mạch là phương pháp đưa thuốc, dịch, chất dinh dưỡng vào cơ thể người bệnh một cách nhanh chóng, giúp thuốc hấp thu vào tổ chức và phát huy tối đa tính năng tác dụng và mang lạí hiệu quả điều trị cao.
Kỹ thuật tiêm, truyền tĩnh mạch được thực hiện bằng kim luồn ngoại vi là phương pháp tiêm, truyền tĩnh mạch sử dụng loại kim làm bằng ống nhựa mềm luồn vào trong lòng tĩnh mạch. Kim luồn có thể đi sâu và cố định chắc chắn vào trong lòng mạch, đầu kim luồn không sắc nhọn, nên nó không có khả năng đâm xuyên qua thành mạch, đặc biệt, trong trường hợp người bệnh giãy giụa. Kim luồn được sử dụng trong những trường hợp người bệnh có chỉ định cần phải tiêm, truyền nhiều lần trong ngày hoặc phải duy trì việc tiêm truyền tĩnh mạch nhiều ngày. Tính ưu việt trên của kim luồn đã khắc phục được nhược điểm của kim sắt (gây chệch ven, xuyên mạch) trong quá trình tiêm, truyền. Hiện nay kỹ thuật đặt kim luồn ngoại vi được sử dụng rộng rãi trong các cơ sở điều trị mang lại nhiều tiện ích và hiệu quả cho cả người bệnh và người điều dưỡng.
Lý thuyết liên quan
Đặc điểm cấu tạo và lợi ích của kim luồn (TERUMO)
- Kim được làm bằng chất liệu ETFE (Ethylene Tetra Fluor Ethylene).
- Thành mỏng, cứng, độ đàn hồi tốt nên thâm nhập qua da dễ dàng.
- Đầu kim (catheter) mềm nên khi người bệnh cử động không gây tổn thương cho thành mạch.
- Chất liệu sinh học giúp lưu được catheter trong lòng mạch 72 giờ.
- Mũi kim: rất nhọn và sắc.
- Với người bệnh: tạo cảm giác dễ chịu và ít đau.
- Với người sử dụng: vết chích gọn gàng, không làm tổn thương lan rộng, hạn chế nhiễm khuẩn.
- Hình dáng kim thon và nhẵn làm giảm lực cản khi thâm nhập vào cơ thể người bệnh.
- Tiệt trùng bằng chùm điện tử có lợi ích: giảm bớt tác động không có lợi đến sản phẩm (do không dùng nhiệt), không có chất dư thừa (chí nhiệt tố) sau khi tiệt trùng, giảm ảnh hưởng môi trường do không dùng chất hoá học để tiệt khuẩn.
- Đường truyền ổn định: truyền tĩnh mạch sử dụng kim luồn sẽ giúp đường truyền ổn định do kim được luồn sâu trong lòng mạch và kim lại mềm (độ đàn hồi tốt) nên tránh được va chạm với thành mạch mỗi khi người bệnh thay đổi tư thế hoặc di chuyển.
- Tạo sự an toàn và thoải mái cho người bệnh trong thời gian truyền dịch, đặc biệt đối với những trường hợp cần phải truyền với thời gian kéo dài trong nhiều giờ, nhiều ngày.
Các loại kim luồn
Kim luồn có nhiều loại được phân chia thành các cổ từ 14 đến 24, việc phân chia này có ưu điểm:
- Dễ dàng cho việc quản lý.
- Tiện lợi sử dụng: cho phép nhanh chóng chọn được cỡ kim phù hợp để sử dụng dựa vào màu sắc của chúng trên thân kim: Màu vàng cỡ 24, màu xanh cỡ 22, màu hồng cỡ 20, màu xanh lá cây cỡ 18, màu xám cỡ 16, màu gạch cua cỡ 14.
- Phạm vi sử dụng rộng: có thể sử dụng được cho nhiều công việc khác nhau như: truyền dịch, chọc dò, chọc hút, lấy ven ở vị trí khó, chọc động mạch v.v.„
- Bảo quản dễ dàng: Cùng một loại hộp có thể đựng được số lượng kim nhiều hơn.
Quy trình kỹ thuật đặt kim luồn ngoại vi
Xem hồ sơ bệnh án
- Biết ngưài bệnh, chỉ định của bác sĩ.
- Thông báo cho người bệnh về thủ thuật sắp làm.
- Thông báo thời gian, địa điểm, chỉ định đặt kim luồn.
Hướng dẫn (giúp) người bệnh làm những điều cần thiết có liên quan
- Để người bệnh nằm nghỉ tại giường. Giúp người bệnh đại tiểu tiện trước khi làm thủ thuật (nếu cần).
Chuẩn bị người điều dưỡng
- Mặc áo choàng, mũ, khẩu trang, rửa tay, đi găng tay.
Chuẩn bị
- Khay dụng cụ: bông cồn, kim luồn, bông cồn, pank, kéo thuốc, bơm tiêm hoặc bộ dây truyền, dịch truyền.
- Dụng cụ sạch : gối kê tay, băng đính, dây garô, tủi hoặc hộp đựng chất thải.
- Chuẩn bị tư thế người bệnh chọn nơi chọc kim.
- Đặt người bệnh nam ngửa, thẳng, thoải mái.
- Chọn vị trí tĩnh mạch để chọc, kê gối dưới chi đã được chọn.
Garô chi đã được chọn để đặt kim luồn
- Dùng dây garô thắt phía trên nơi định đặt kim luồn 10 -15 cm.
Kiểm tra và chọn tĩnh mạch
- Chọn tĩnh mạch nổi, ít di động.
Sát khuẩn vùng da định đặt kim luồn
- Sát khuẩn vùng da định đặt kim luồn bằng cồn 70°.
Thay găng tay
- Tháo găng cũ, đi găng tay vô khuẩn.
Kiểm tra kim luồn
- Tháo vỏ bảo vệ kim ra (mở nắp kìm luồn), quan sát xem kim có đúng kích, cỡ, còn nguyên vẹn không?
Cố định ven nơi định đặt kim
- Căng da phía dưới vị trí định đâm kim khoảng vài cm .
Cầm kim luồn
- Ngón trỏ, ngón cái tay thuận cầm đốc và thân kim, mũi kim chếch xuống dưới.
Đâm kim vào tĩnh mạch
- Đâm kim xuyên qua da ỏ góc độ đã chọn tùy theo độ sâu của ven.
Luồn ống kim vào lòng mạch
- Đẩy nhẹ (ống nhựa) vào lòng mạch.
Cố định đốc kim
- Hạ thấp góc giữa đầu kim và mặt da, điều chỉnh góc độ đốc kim và cố định cho chắc chắn.
Tháo garô
Rút nòng kim ra
- Giữ nguyên ống nhựa trong lòng mạch, rút nòng kim ra bằng cách: tiếp tục miết da bằng tay thuận, dùng tay còn lại rút từ từ nòng kim ra đầu ống.
Lắp bơm tiêm hoặc bộ truyền dịch vào đầu kìm luồn
- Tiếp tục ấn, giữ nhẹ đầu (đốc kim) rồi lắp đầu kim với bơm tiêm tĩnh mạch hoặc bộ dãy truyền dịch đã được chuẩn bị trước.
Phát hiện các sai sót sau khi đặt kim
- Quan sát vị trí đặt kim luồn, phát hiện dấu hiệu bất thường: phồng nơi tiêm, chảy máu. Hỏi ngưài bệnh cảm giác đau tức, khó chịu không.
Cố định kim
- Dùng băng dinh cố định đầu kim vào da ngưòi bệnh.
Bảo vệ đầu kim
- Phủ lên kim một miếng gạc vô khuẩn và băng lại nhẹ nhàng.
Thu dọn dụng cụ
- Bỏ các đồ thải bỏ vào những túi, hộp đồ đựng thích hợp.
Ghi hồ sơ chăm sóc
- Ghi thời gian đặt kim, những bất thường xảy ra, tinh trạng người bệnh.