Kỹ năng giao tiếp, ứng xử có vai trò rất lớn cho các nhân viên y tế trong các cơ sở khảm chữa bệnh, đặc biệt là cho đội ngũ điều dưỡng viên - là những người thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Do vậy, cần phải nâng cao kỹ năng giao tiếp cho điều dưỡng viên.
Vai trò giao tiếp của điều dưỡng viên trong cuộc điều trị
Trong quá trình giao tiếp giữa điều dưỡng viên và người bệnh, nếu như điều dưỡng viên ân cần, cởi mở sẽ giúp người bệnh có tâm lý thoải mái, cảm giác được tôn trọng, chăm sóc như chính người nhà của mình. Khi tinh thần họ được thoải mái, việc điều trị sẽ có hiệu quả hơn rất nhiều so với việc người bệnh ủ rũ âu sầu hay sợ sết. Điều dưỡng viên sẽ là những người động viên chia sẻ để họ an tâm hơn chữa bệnh. Đặc biệt, với những điều dưỡng viên có một chút khiếu hài hước, có tài nói chuyện thì sẽ làm cho những ngày tháng sống trong bệnh viện của người bệnh được vui tươi, và yêu đời hơn.
Kỹ năng giao tiếp cho điều dưỡng viên gồm:
- Điều dưỡng viên phải luôn niềm nở, ân cần, nhiệt tình, chu đáo khi trò chuyện hay hướng dẫn người bệnh và người nhà bệnh nhân thực hiện thăm khám và điều trị
- Hướng dẫn tận tình, tỉ mỉ cho người bệnh
- Giải thích cặn cẽ trước mỗi hành động như đưa người bệnh đi xét nghiệm, kiểm tra, cấp phát thuốc để họ thực hiện đúng
- Có vốn kiến thức chuyên ngành y dược cơ bản để giải thích cho người bệnh hiểu vấn đề.
- Chủ động chia sẻ, luôn lắng nghe và đồng cảm với người bệnh. Ánh mắt, giọng nói, nụ cười luôn tạo được sự thân thiện.
- Thực hiện đúng quy trình điều dưỡng
Hình thức giao tiếp
- Bằng lời nói: điều dưỡng viên sẽ biểu đạt công việc của mình qua lời nói nhẹ nhàng, lịch sự. Ngôn ngữ và giọng điệu, ngữ điệu, âm sắc phải phù hợp với từng đối tượng người bệnh. Đối với người lớn tuổi phải nói to, rõ ràng, chậm rãi, từ tốn. Đối với trẻ nhỏ phải dễ thương. Đối với người khó tính phải nhiệt tình, chân thành… Luôn tạo ra bầu không khí vui vẻ, gần gũi, hoà đồng trong cuộc trò chuyện.
- Bằng ngôn ngữ cơ thể: sử dụng ánh mắt, cử chỉ, ngữ điệu, nét mặt, điệu bộ, chân tay. Luôn thể hiện được nét mặt chân thành nhất.
- Luôn luôn lắng nghe: Lắng nghe người bệnh tâm sự, trình bày vấn đề, tránh cướp lời, ngắt lời, tỏ thái độ không muốn nghe.
Nâng cao kỹ năng giao tiếp cho điều dưỡng viên
Để có những cuộc giao tiếp thành công, mỗi điều dưỡng viên đều phải trả lời được các câu hỏi sau:
- Giao tiếp cái gì? Đó là mục đích của cuộc giao tiếp
- Giao tiếp với ai (đối tượng giao tiếp): đó là bệnh nhân,người nhà bệnh nhân, đồng nghiệp
- Giao tiếp để được điều gì? Để tìm hiểu bệnh sử, đặc điểm nhân cách, hoàn cảnh kinh tế gia đình, làm thủ thuật, chuyển viện, ra viện…
- Giao tiếp bằng cách nào để tốt nhất? Tâm sự, trò chuyện hay trao đổi.
- Thời điểm giao tiếp tốt nhất: khi bệnh nhân mới vào viện, trước khi chuẩn bị phẩu thuật, khi ta cần đạt được những điều gì.
- Địa điểm giao tiếp tốt nhất: tùy vào hoàn cảnh, tùy nội dung mà giao tiếp tại phòng bệnh hay đang dạo chơi bên ngoài hay gặp riêng để thố lộ bí mật.
Các kỹ năng giao tiếp cho điều dưỡng viên này sẽ rất có hiệu quả trong quá trình điều dưỡng. Mỗi điều dưỡng cần phải nhớ để thực hiện nhé.