Ngành điều dưỡng là một mắc xích quan trọng trong ngành y ế. Bác sĩ tham gia điều trị còn điều dưỡng tham gia vào quá trình chăm sóc phục hồi sức khỏe cho người bệnh, điều là những người càm trên tay mạng sống của bệnh nhân nên không chỉ phải rèn luyện chuyên môn mà còn cần trau dồi cho mình chuẩn đạo đức nghề điều dưỡng.
Lý do cần phải có chuẩn đạo đức nghề điều dưỡng?
Ngay cái tên điều dưỡng cũng thể hiện được nhiệm vụ của mình đó là công tác điều dưỡng, là người chăm sóc sức khỏe, thường xuyên thăm hỏi, kiểm tra tình trạng bệnh nhân và các công việc khác để phụ vụ quá trình chăm sóc sức khỏe từ giai đoạn đầu, rồi phục hồi, trị liệu đến khi người bệnh khỏi. Vì vậy người điều dưỡng viên luôn được bệnh nhận và người nhà họ yêu quý, tôn trọng, được coi như là người nhà bệnh nhân.
Không nhưng đảm bảo các yêu cầu của bác sĩ đưa ra, điều dưỡng viên còn là người bạn của bệnh nhân, người an ủi, động viên tinh thần, giúp bệnh nhân an tâm điều trị, chống chọi với căn bệnh. Là người luôn tiếp xúc giao tiếp với bệnh nhân đòi hỏi cần phải có chuẩn mực đạo đức ngành điều dưỡng viên để họ có thể rèn luyện, phấn đấu trở thành người điều dưỡng giỏi chuyên môn, giàu y đức, được người gân yêu mến và kính trọng.
Chuẩn đạo đức ngành điều dưỡng viên:
Điều 1: Bảo đảm an toàn cho người bệnh:
- Duy trì chuẩn mực thực hành tốt nhất có thể ở nơi làm việc
- Chịu trách nhiệm cá nhân về mọi quyết định và hành vi chuyên môn trong chăm sóc người bệnh
- Can thiệp kịp thời và báo cáo cho người phụ trách khi phát hiện các hành vi thực hành của người hành nghề không bảo đảm an toàn cho người bệnh
Điều 2: Tôn trọng người bệnh và người nhà bệnh nhân:
- Tôn trọng tuổi, giới tính, dân tộc, tín ngưỡng của người bệnh
- Tôn trong quyền tự quyết của người bệnh trong khi thực hành chăm sóc
- Tôn trọng danh dự, nhân phẩm và bảo đảm kín đáo tốt nhất có thể cho người bệnh khi chăm sóc và làm thủ thuật
- Cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến các giải pháp và hoạt động chăm sóc cho người bệnh
- Giữ gìn những bí mật liên quan đến bệnh tật và cuộc sống riêng tư của người bệnh
- Đối xử công bằng với mọi người bệnh
Điều 3: Thân thiện với người bệnh và người nhà người bệnh:
- Giới thiệu tên và chào hỏi người bệnh, người nhà người bệnh một cách thân thiện
- Lắng nghe người bệnh, người nhà người bệnh và đáp lại bằng câu nói ân cần với cử chỉ lịch sự
- Cung cấp dịch vụ chăm sóc kèm theo nụ cười thân thiện
- Giúp người bệnh giảm nhẹ đau đơn do bệnh tật và do phẩu thuật, thủ thuật
Điều 4: Trung thực trong khi hành nghề:
- Trung thực trong việc quản lý, sử dụng thuốc và vật tư tiêu hao cho người bệnh
- Trung thực trong việc thực hiện các hoạt động chuyên môn chăm sóc người bệnh và thực hiện các chỉ định điều trị
- Trung thực trong việc ghi các thông tin trong hồ sơ bệnh án của người bệnh
Điều 5: Duy trì và nâng cao năng lực hành nghề:
- Thực hiện đầy đủ chức năng nghề nghiệp của điều dưỡng viên
- Tuân thủ các quy trình kỹ thuật, các hướng dẫn chuyên môn khi chăm sóc người bệnh
- Học tập liên tục để cập nhật kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp
- Tham gia nghiên cứu và thực hành dựa vào bằng chứng
Điều 6: Tự tôn nghề nghiệp:
- Giữ gìn và bảo vệ uy tín nghề nghiệp khi người khác làm tổn hại đến giá trị và danh dự của nghề.
- Tận tụy với công việc chăm sóc người bệnh và tự giác chấp hạnh các quy định ở nơi làm việc.
- Từ chối nhận tiền hoặc lợi ích khác của người bệnh, người nhà người bệnh vì mục đích được ưu tiên trong khám bệnh, chữa bệnh
- Tôn trọng điều lệ Hội và tự nguyện tham gia các hoạt động của Hội Điều dưỡng ở các cấp
Điều 7: Thật thà đoàn kết với đồng nghiệp:
- Hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp hoàn thành nhiệm vụ
- Tôn trọng và bảo vệ danh dự, uy tín của đồng nghiệp
- Truyền thụ và chia sẽ kinh nghiệm nghề nghiệp với đồng nghiệp
Điều 8: Cam kết với cộng đồng và xã hội:
- Nói và làm theo các quy định của pháp luật
- Gương mẫu tại cộng đồng và nơi sinh sống
- Tham gia các hoạt động từ thiện và bảo vệ môi trường
Trên đây là những chuẩn đạo đức ngành điều dưỡng nói riêng và ngành y tế nói chung luôn phải ghi nhớ và thực hiện. Để trở thành điều dưỡng viên giỏi, ngoài việc trau dồi nâng cao kiến thực chuyên môn, kỹ năng hay tố chất cần có thì việc rèn luyện y đức, phẩm chất của người thầy thuốc là rất quan trọng. Chuẩn đạo đức nghề điều dưỡng đưa ra giúp điều dưỡng viên có cái nhìn lạc quan cũng như thấu hiểu được bệnh nhân, giúp hoàn thành công việc tốt và được mọi người tin yêu, kính trọng.
Nguồn tin: Sưu tầm