Làm thế nào để nâng cao năng lực ghi nhớ của bản thân. Hãy cũng nhau tìm hiểu 8 phương pháp sau nhé.
Phương pháp 1: Luôn luôn “hình ảnh hóa” từ ngữ.
Khi nghe câu chuyện của đối phương, bạn hình dung những từ ngữ được nói ra thành những hình ảnh hiển thị trong đầu mình. Khi đó quy tắc vàng là từ một từ ngữ bạn hình dung ra một hình ảnh.
Hình ảnh hóa là một phương pháp đơn giản cần được lưu ý để vận động não bộ đầy đủ, cải thiện trí nhớ, và cải thiện kỹ năng giao tiếp.
Phương pháp 2: Có thể “kết nối” thông tin.
Việc đơn giản nhất là, bạn sử dụng “Phương pháp viết truyện”. Đó là một phương pháp giúp bạn ghi nhớ bằng cách tạo ra một câu chuyện với sự liên kết giữa các từ vựng với nhau.
Khi bạn học thuộc mọi thứ, đó là khi bạn có thể liên kết các thông tin lại với nhau.
Phương pháp 3: Dán thông tin vào “Locus”.
Khi bạn có càng nhiều “Locus” bạn sẽ càng có thể “dán” được nhiều đối tượng ghi nhớ, vì thế bạn càng có ý thức để tạo ra nhiều “Locus” hơn.
Chỉ một điều đơn giản như thế, bằng cách tạo ra một “Locus”, bạn có đã có thể đưa thông tin vào bộ nhớ của mình một cách chắc chắn.
Phương pháp 4: “Phân tích” đối tượng vấn đề.
Não bộ của con người khi đưa ra phán đoán về một vấn đề nào đó là “khó” hay “không có khả thi” thì có khả năng lớn là người đó đã có thể nắm bắt được vấn đề. Tuy nhiên, với những công việc lớn chúng ta không thể chỉ dừng lại ở việc nắm bắt được vấn đề thôi mà còn đòi hỏi nhiều yếu tố thích hợp hơn nữa. Khi lý giải một vấn đề, dù bạn gặp phải những khó khăn như thế nào, bạn nhất định phải làm cho số lượng những công việc có thể hoàn thành trở to lớn hơn.
Phương pháp 5: Điều quan trọng nhất để ghi nhớ không bao giờ quên là “thật sự hiểu”.
Một khi bạn đã có thể lý giải được ý nghĩa của công thức đó “à, vì như thế này nên nó mới trở nên như vậy à”, thì khi bạn nhận được câu hỏi “tại sao công thức này nó lại trở nên như vậy” bạn vẫn có thể giải thích được tại sao, nghiễm nhiên phần kiến thức đó nó đã được đi sâu vào trong bộ não của bạn và bạn đã có thể lĩnh hội được nó.
Phương pháp 6: Lay động “cảm xúc thành công”.
Hoạt động của não bộ thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào mức độ phong phú của cảm xúc. Ví dụ, chúng ta không thể phủ định rằng cái gọi là “học” là sự kết hợp giữa nỗ lực và vô vàn nỗi đau đớn.
Nói cách khác, nó có nghĩa là bạn nên thay đổi việc học của mình sang trạng thái mà bạn thấy nó “dễ chịu” vào giai đoạn sớm. Phương pháp này cực kỳ đơn giản đấy.
Phương pháp 7: Vừa ghi nhớ vừa “Xuất dữ liệu” (output).
Có rất nhiều người nghĩ rằng hiệu quả của việc học và ghi nhớ sẽ thay đổi phụ thuộc vào cách làm của “đầu vào” (input). Tạm thời ban đầu có thể phụ thuộc vào đầu vào (phụ thuộc vào câu hỏi), khi bạn được yêu cầu giải một bài toán, trong đề thi chẳng hạn, thì nó lại phụ thuộc vào đầu ra (output). Chưa hẳn đó là một sự nhầm lẫn, nhưng thực tế thì “Mọi thứ có thể được đưa vào đầu chỉ khi chúng xuất ra”.
Việc “xuất dữ liệu” ra bên ngoài cũng có nghĩa là bạn sẽ có trải nghiệm thực tế đồng thời với việc bạn diễn đạt lại nó thành lời.
Phương pháp 8: Lưu ý về thời điểm “lặp lại”.
“Lặp lại để ghi nhớ” đã trở thành chân lý và được truyền từ bao đời nay. Tuy nhiên, dù cho có lặp đi lặp lại điên cuồng thì chưa chắc bạn có thể ghi nhớ nó và đầu.
Để việc lặp lại của mình có hiệu quả, bạn cần nắm rõ 3 điểm mấu chốt sau đây:
- Thời điểm lắp lại càng sớm thì việc nhớ lại sẽ được rút ngắn hơn.
- Mức độ lưu trữ của việc ghi nhớ thay đổi tùy thuộc vào thời gian bạn ôn tập lại.
- Khả năng của con người thì không hẳn kéo dài theo một đường thẳng.